
Từ địa phương khó khăn, các tỉnh Đồng Tháp và Lâm Đồng đã tập trung xây dựng trung tâm nghiên cứu giống cây (con) để hình thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất hoa kiểng tại chỗ, cung ứng không chỉ trên địa bàn, mà còn các tỉnh lận cận và xuất khẩu. Không những thế, các “thủ phủ” hoa còn trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, tạo nguồn phát triển kinh tế địa phương.\r\n

Vừa qua, Sở Công thương TPHCM tiến hành nhiều đợt khảo sát thực tế tại các tỉnh, thành để nắm bắt khả năng cung ứng hàng hóa, đặc biệt là quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiến tới thực hiện việc phân loại, sơ chế đóng gói hàng nông sản tại nguồn. Kết quả cho thấy, quỹ đất để sản xuất theo chuẩn VietGAP là rất lớn, song một số hợp tác xã (HTX) chỉ sử dụng từ 50% - 60%, còn lại là sản xuất theo chuẩn an toàn. Nguyên nhân chính là do việc tìm đầu ra cho hàng VietGAP vẫn còn nhiều khó khăn.\r\n

Hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày một tăng cao. Theo các chuyên gia, nông sản Việt muốn cạnh tranh được cần dựa vào ưu thế của chỉ dẫn địa lý để tăng thêm giá trị, sản xuất không nên chạy theo số lượng.\r\n

Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Chỉ thị được ban hành trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân giai đoạn 2016-2018 ước đạt 13,5%/năm. Xuất siêu được duy trì trong cả 2 năm 2016 và 2017. \r\n

Ngày 21-9, Báo SGGP có đăng bài: “Thị trường bán lẻ: Điều gì đang diễn ra”, phản ánh và dự báo một số tình hình liên quan đến ngành bán lẻ sau 10 năm gia nhập WTO. Đến ngày 1-10, Báo SGGP có nhận được văn bản từ Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), đề nghị làm rõ các số liệu trong bài viết, thông tin về nhân sự của một trong những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam đề cập trong bài viết không rõ ràng, làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, tác động tiêu cực tới tâm lý người lao động…

Tại thời điểm này, hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị đều đã dành vị trí quan trọng để bày bán những mặt hàng trang trí cho mùa Giáng sinh 2018. Hàng hóa sản xuất trong nước chiếm ưu thế, với giá bán khá ổn định so với năm 2017.
\r\n\r\n
Theo Sở Công thương TPHCM, tính đến hết tháng 10-2018, Sở Công thương đã tiếp nhận và xử lý trên 60.300 hồ sơ thông báo, đăng ký khuyến mãi diễn ra trên địa bàn TPHCM, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2017.\r\n

Sau 6 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, tỷ lệ người dân sử dụng tân dược sản xuất trong nước tăng rõ rệt. Riêng tại TPHCM, cùng với việc thực hiện cuộc vận động, Sở Y tế còn phát động chương trình “Thuốc Việt cho người Việt”, đồng thời triển khai Chương trình bình ổn thị trường (CTBOTT) các mặt hàng dược phẩm thiết yếu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nhờ vậy, tỷ lệ thuốc nội đã tăng lên rất cao. \r\n

\r\n
Chương trình Bình ổn thị trường (CTBOTT) TPHCM đã được các đơn vị tổ chức chuyến bán hàng lưu động đến tận nơi để công nhân mua sắm trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã tăng lượng hàng BOTT, phủ khắp nơi thông qua kênh cửa hàng tiện ích…
\r\n\r\n

Đã có nhiều doanh nghiệp (DN) tận dụng tốt những chuyển động về thị trường, về công nghệ để đưa ra những sản phẩm hoàn thiện về chất lượng. Nói cách khác, có khá nhiều DN đã và đang thực hiện số hóa, chuẩn hóa để bước ra thị trường thế giới. \r\n