
Ngày 26-9, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, việc tổ chức Air Visual đưa Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới là đánh giá không khách quan.\r\n

Sau lĩnh vực năng lượng thì giao thông vận tải cũng được đánh giá là lĩnh vực phát thải nhiều khí nhà kính nhất, chiếm 45% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên địa bàn TPHCM. Để giảm khí thải nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong hợp phần của dự án SPI-NAMA, ban điều phối chung đã quyết định triển khai hoạt động giảm phát thải khí nhà kính tại các cảng biển trên địa bàn TPHCM. \r\n

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã và đang làm gia tăng lượng CO2 phát thải vào bầu khí quyển, dẫn tới thay đổi các chu trình tự nhiên của Trái đất. Thời gian gần đây, hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất là Trái đất đang ấm dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân được xác định là do nồng độ khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính đã tăng lên đáng kể.\r\n

Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực khí hậu, năng lượng và hạ tầng Đan Mạch, ông Morten Baek, đã có chuyến thăm Việt Nam trong ngày 4 và 5-11, với mục đích tăng cường hơn nữa việc hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng. \r\n

Thời gian qua, nhiều công ty, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đan Mạch… có nền tảng khoa học - công nghệ phát triển đến “chào hàng” và mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong việc xử lý ô nhiễm môi trường, phát triển năng lượng sạch, giải pháp xử lý nước thải và thoát nước đô thị hiệu quả.

Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết, việc tháo dỡ các thiết bị hoàn thành vào ngày 11-11.\r\n

Ngoài tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác, hiện TPHCM cũng đã vận động các đường dây rác dân lập tham gia hợp tác xã, tạo điều kiện cho vay vốn để chuyển đổi phương tiện.\r\n

Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, ngày 28-11, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đã tổ chức hội thảo “Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) của mô hình quản lý đô thị tại TPHCM”. Ý kiến của các chuyên gia, sở ngành, quận huyện cho thấy, việc thích ứng BĐKH tại TPHCM có rất nhiều việc phải làm.

Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TPHCM cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa làm cản trở tầm nhìn. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, sinh kế của cộng đồng. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã ghi nhận một số ý kiến của các chuyên gia nhằm tìm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các đô thị.\r\n

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa công bố một dự án mới nhằm tăng cường an ninh năng lượng đô thị tại Việt Nam, được thực hiện trong 4 năm (2019-2023), do USAID tài trợ với kinh phí 14 triệu USD nhằm thúc đẩy triển khai những giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến ở một số khu vực đô thị được chọn tại Việt Nam, trong đó có TPHCM.\r\n